CEO JPMorgan: Bất ổn của ngành ngân hàng vẫn chưa chấm dứt, dự báo còn kéo dài

CEO JPMorgan: Bất ổn của ngành ngân hàng vẫn chưa chấm dứt, dự báo còn kéo dài

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:11 05/04/2023

Trong lá thư gửi cổ đông vào thứ Ba, CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng vẫn đang tiếp diễn và hệ luỵ của nó sẽ kéo dài trong nhiều năm tới.

CEO JPMorgan: Bất ổn của ngành ngân hàng vẫn chưa chấm dứt, dự báo còn kéo dài
CEO JPMorgan: Bất ổn của ngành ngân hàng vẫn chưa chấm dứt, dự báo còn kéo dài

“Cuộc khủng hoảng hiện tại vẫn chưa kết thúc, và ngay cả khi nó đã ở phía sau, thì nó vẫn sẽ để lại nhiều hậu quả mà chúng ta sẽ thấy trong nhiều năm tới,” ông Dimon viết trong bức thư thường niên dài 43 trang về nhiều chủ đề, từ hoạt động của JPMorgan đến địa chính trị và các quy định.

CEO của ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ cho biết mây đen vẫn đang bao trùm nền kinh tế Mỹ như cách đây một năm. Ông còn nói hệ thống ngân hàng đang phải chịu áp lực mới sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và thương vụ giải cứu Credit Suisse của UBS hồi tháng trước.

“Khả năng thị trường rơi vào suy thoái đã tăng lên,” Dimon viết. "Và mặc dù cuộc khủng hoảng lần này không giống như năm 2008, nhưng vẫn chưa rõ khi nào nó sẽ kết thúc. Cuộc khủng hoảng đã khơi mào nhiều lo lắng trên thị trường và rõ ràng sẽ khiến các điều kiện tài chính bị thắt chặt, bởi các ngân hàng và những tổ chức cho vay khác sẽ trở nên thận trọng hơn."

Mặc dù vậy, ông cũng bày tỏ mình vẫn chưa rõ liệu sự gián đoạn của thị trường có làm chậm chi tiêu người tiêu dùng - động cơ chính đang đang thúc đẩy nền kinh tế Mỹ hay không.

Vị CEO cho biết thêm rằng những rủi ro dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay đang “lộ rõ”. Ông đề cập đến những thiệt hại mà lãi suất tăng cao và tiền gửi không được bảo hiểm đã gây ra cho Silicon Valley Bank.

Song, ông Dimon không cho rằng vụ việc lần này tương đồng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Theo CEO của JPMorgan Chase, cuộc khủng hoảng năm 2008 đã ảnh hưởng đến những nhà băng lớn, các công ty cho vay thế chấp và công ty bảo hiểm có liên hệ mật thiết với hệ thống tài chính thế giới. Còn “cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện tại chỉ liên quan đến một vài tổ chức tài chính và các nhà quản lý có ít vấn đề cần giải quyết hơn”, ông lập luận.

Sau khi nắm quyền lãnh đạo JPMorgan vào năm 2006, Dimon đã chủ trì các thương vụ mua lại một số ngân hàng đầu tư đang gặp khó khăn, bao gồm Bear Stearns và Washington Mutual. Đến nay, Washington Mutual vẫn là ngân hàng lớn nhất từng sụp đổ trong lịch sử Mỹ,

Khi cuộc khủng hoảng hiện tại diễn ra, Dimon một lần nữa đóng vai đạo diễn, giúp dàn xếp khoản cứu trợ trị giá 30 tỷ đô la cho Ngân hàng First Republic (FRC.N) từ 11 nhà băng lớn.

JPMorgan, Bank of America Corp (BAC.N) , Citigroup (CN) và Wells Fargo & Co (WFC.N) góp mỗi bên 5 tỷ đô la, tiếp đó là Morgan Stanley (MS.N) và Goldman Sachs (GS.N) mỗi bên góp 2.5 tỷ USD.

Cũng trong bức thư, ông Dimon cho rằng các nhà quản lý cần phải “cân nhắc kỹ lưỡng” trước khi triển khai bất kỳ quy định mới nào nhằm đối phó với tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng. “Các yêu cầu về vốn, bài kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro và sự không chắc chắn xoay quanh việc áp dụng các quy định mới trong tương lai sẽ làm hỏng hệ thống ngân hàng, chứ không phải giúp chúng trở nên an toàn hơn”, ông khuyến nghị.

Cổ phiếu của JPMorgan đã giảm gần 3% trong năm 2023 tính đến thời điểm đóng cửa gần nhất, khả quan hơn nhiều so với mức giảm 13% của chỉ số S&P (.SPXBK) đại diện cho các cổ phiếu ngân hàng nói chung.

Cổ phiếu của ngân hàng đã giảm 2% xuống còn 127.55 đô la ngay sau buổi trưa.

JPMorgan Chase, cùng các gã khổng lồ khác là Bank of America và Citigroup, đã chứng kiến lượng tiền gửi tăng vọt sau khi Silicon Valley Bank sụp đổ, các nguồn tin của Reuters cho biết thêm.

Dimon cũng nhắm đến các công ty tài chính phi ngân hàng - những bên đang dần trở nên cạnh tranh với các ngân hàng trong việc cung cấp các khoản vay thế chấp, thẻ tín dụng và các dịch vụ tạo lập thị trường.

"Liệu các tổ chức cung cấp tín dụng phi ngân hàng có thể cung cấp tín dụng khi khách hàng của họ cần chúng nhất không?" ông đặt câu hỏi. "Cá nhân tôi nghi ngờ rằng nhiều bên trong số đó có thể."

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vừa giảm xuống 4.1% – một con số tưởng chừng lý tưởng để ăn mừng trong ngày Quốc khánh. Thế nhưng, đằng sau con số đẹp ấy là một thực tế ảm đạm: ngày càng nhiều người lao động, đặc biệt là giới trẻ và người nhập cư, đang rời khỏi lực lượng lao động vì mất niềm tin vào khả năng tìm được việc làm. Liệu thị trường việc làm Mỹ có đang "đẹp bề ngoài, rối bời bên trong"?
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Dự báo chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản sẽ tăng 1.2% vào tháng 5; sự phục hồi có thể gây áp lực lên cặp USD/JPY thông qua các tín hiệu hawkish của BoJ. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào chi tiêu hộ gia đình của Úc và chính sách của RBA; dữ liệu lạc quan có thể nâng giá đồng AUD. Những người phát ngôn của Fed có thể thay đổi tỷ giá USD/JPY và AUD/USD bằng cách ra tín hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Các số liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhưng liệu điều đó có thực sự đáng mừng như những con số GDP thể hiện? Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chật vật vì tăng trưởng chậm và căng thẳng thương mại, đã đến lúc nhìn nhận lại: GDP không còn phản ánh đầy đủ sức khỏe kinh tế, đặc biệt là với một quốc gia nhiều biến số như Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ