CEO Eurizon: Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm có thể đạt 2% trong năm 2024

CEO Eurizon: Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm có thể đạt 2% trong năm 2024

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

14:49 29/01/2024

Theo nhà quản lý quỹ phòng hộ Stephen Jen, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ siêu nới lỏng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu hạ lãi suất, khiến đồng yên mạnh lên và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng trong năm nay.

Giám đốc điều hành của quỹ quản lý tài sản Eurizon SLJ Capital, ông Stephen Jen cho rằng tỷ giá USDJPY có thể giảm xuống mức 1 USD đổi 130 Yen vào cuối năm nay, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm có khả năng tăng lên 1.5% - 2%. USDJPY giao dịch xung quanh mức 148.10 và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức 0.71% trong ngày 29/1.

Theo Stephen Jen, cha đẻ của lý thuyết Đô la cười, trọng tâm của Thống đốc Kazuo Ueda trong thời gian tới là thiết lập lại chính sách tiền tệ “cho phép BoJ hành động mà không làm vỡ bong bóng trái phiếu chính phủ (JGB)”.

Các trader ngày càng nghiêng về quan điểm diều hâu, sau khi ông Ueda cho biết sự chắc chắn trong việc đạt được dự báo về giá đang dần tăng lên, đây là điều kiện tiên quyết trước khi đảo chiều chính sách tiền tệ. Việc tăng lãi suất cũng báo hiệu nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sắp thoát khỏi thời kỳ nhu cầu ảm đạm kéo dài.

Vị chuyên gia cho rằng, xét tới tình trạng mong manh của nhiều ngân hàng tại Nhật Bản và việc người dân đã quen với lãi suất siêu thấp, BoJ có thể sẽ nới lỏng chính sách kiểm soát đường cong lợi suất khi lạm phát chậm lại, thay vì thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát cao.

BoJ nhiều khả năng sẽ chuyển từ chính sách lãi suất âm sang chính sách lãi suất bằng 0 và nới lỏng YCC khi Fed bắt đầu hạ lãi suất, bởi vì điều đó “sẽ mang lại sự yên bình nhất cho thị trường JGB”, ông viết.

Quan điểm của Pimco

Trong khi đó, Mohit Mittal, giám đốc đầu tư chiến lược cốt lõi của Pacific Investment Management (Pimco), cho biết BoJ có thể sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ theo thời gian, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản tăng lên đều đặn.

“Tôi nghĩ quỹ đạo lạm phát và chính sách của ngân hàng trung ương đang có sự khác biệt giữa Nhật Bản và phần còn lại của thế giới”, ông Mohit Mittal nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh thế giới bước vào một giai đoạn bất ổn kéo dài cả về địa chính trị lẫn kinh tế vĩ mô, Quỹ đầu tư quốc gia của Australia – Future Fund – đang chủ động điều chỉnh chiến lược để đối phó với môi trường lạm phát và lợi suất trái phiếu được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump

Chỉ số S&P 500 giảm điểm, kết thúc chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm, khi nhà đầu tư đánh giá các tác động từ quyết định thuế quan mới của Tổng thống Trump và đợi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Các cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế trên các sàn giao dịch Mỹ, với lo ngại về thuế quan và tác động lên lợi nhuận doanh nghiệp.
Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh

Giữa lúc Washington liên tục gia tăng sức ép nhằm bóp nghẹt quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các dòng chip AI tiên tiến, một nghịch lý đang diễn ra âm thầm nhưng rõ ràng: những con chip bị cấm vẫn ngày ngày chảy vào các trung tâm dữ liệu phục vụ các đại gia công nghệ Trung Quốc – không phải trực tiếp từ Mỹ, mà thông qua mạng lưới trung gian tại Đông Nam Á.
Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng vị thế áp đảo này đang đứng trước nhiều thách thức – không chỉ từ bên ngoài, mà ngay chính từ trong nước Mỹ. Giáo sư Kenneth Rogoff (Đại học Harvard) nhận định: nếu các xu hướng hiện tại tiếp diễn, đồng USD có thể sẽ mất dần vai trò trung tâm toàn cầu trong vài thập kỷ tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ