Các nhà đầu tư châu Á "thấp thỏm" sau những biến động tiền tệ "nghìn năm có một"

Các nhà đầu tư châu Á "thấp thỏm" sau những biến động tiền tệ "nghìn năm có một"

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

15:15 09/05/2025

Các nhà giao dịch và các công ty địa phương "chịu chết" không biết nên làm gì với hàng nghìn tỷ đô la tài sản của Hoa Kỳ

Các nhà đầu tư châu Á đang gấp rút để tự bảo vệ mình khỏi những biến động lớn của USD, tạo áp lực tăng giá lên các đồng tiền địa phương của họ và buộc chính quyền Hồng Kông phải can thiệp vào thị trường.

TWD đã tăng gần 6% so với đồng bạc xanh trong tháng này, ghi nhận những biến động mạnh nhất trong một ngày kể từ những năm 1980, trong khi cơ quan tiền tệ Hồng Kông đã chi số tiền hàng tuần lớn nhất kể từ năm 2020 để ngăn đồng tiền của thành phố này tăng giá vượt qua mức neo với USD.

“Đây không chỉ là điều xảy ra một lần trong thập kỷ — đây là một sự kiện cả đời mới có. Đây là một biến động chưa từng có tiền lệ,” đặc biệt là đối với TWD, ông Mark Ledger-Evans, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại công ty đầu tư thị trường mới nổi Ninety One, cho biết.

Những biến động kịch tính này là do các nhà sản xuất Trung Quốc, các công ty bảo hiểm Đài Loan và các nhà đầu tư châu Á khác chưa chắc về phương án xử lý khối tàn sản hàng nghìn tỷ USD tài sản của Mỹ được tích lũy nhờ xuất khẩu tăng mạnh sang Mỹ. Mà những tài sản này hiện đang bị ảnh hưởng bởi đồng bạc xanh suy yếu.

Trong khi các ngân hàng trung ương về lý thuyết có khả năng vô hạn để chống lại những biến động này bằng cách sử dụng đồng tiền của họ để mua USD, nhiều ngân hàng ngần ngại bị dán nhãn là “kẻ thao túng tiền tệ” — một nhãn mác mà chính quyền Trump đã gán cho Trung Quốc vào năm 2019 — bởi Mỹ khi họ cố gắng thuyết phục nước này hạ thuế quan thương mại.

Đặc biệt, các thị trường Đài Loan, ông Ledger-Evans nói, đã bị ảnh hưởng bởi một “cơn bão hoàn hảo” được kích hoạt bởi suy đoán rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Đài Loan sẽ dẫn đến đồng tiền địa phương mạnh hơn. Các nhà đầu tư đã đổ xô mua cổ phiếu trong nước và bán trái phiếu Mỹ nắm giữ thông qua các quỹ địa phương, bán tháo đồng bạc xanh và ảnh hưởng đến một trong những khoản USD lớn nhất và ít được phòng ngừa rủi ro nhất của bất kỳ nền kinh tế châu Á nào.

Trong thập kỷ qua, các công ty bảo hiểm nhân thọ của Đài Loan đã tích lũy một khoản đầu tư USD trị giá khoảng 700 tỷ USD, theo ước tính của các nhà phân tích, gần bằng GDP của quốc gia này, khi họ tìm kiếm lợi suất trái phiếu cao hơn ở nước ngoài so với trong nước để giúp họ chi trả các hợp đồng bảo hiểm và thu hút người gửi tiền.

Cùng với tài sản do ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư khác nắm giữ, điều này đã đưa quốc gia đảo này trở thành một trong mười chủ sở hữu quốc tế hàng đầu về Tín phiếu Kho bạc Mỹ và trái phiếu doanh nghiệp Mỹ, nắm giữ khoảng 4% tổng số nắm giữ của nước ngoài ở cả hai loại, theo JPMorgan.

Để hưởng lợi từ lãi suất USD, và để tránh chi phí phòng ngừa rủi ro, các công ty bảo hiểm đã chọn không bảo vệ khoảng một phần ba số tài sản này trước những biến động tiền tệ, theo ước tính của các nhà phân tích.

Nhưng sau những biến động tiền tệ mạnh gần đây, việc mua công cụ phòng ngừa rủi ro trở nên đắt đỏ hơn. Vào đầu tuần này, chi phí phòng ngừa rủi ro cho những biến động của TWD trong tháng tới, sử dụng hợp đồng kỳ hạn mà không có giao dịch vật chất nào diễn ra, đã tăng cao tới 24%, cao hơn nhiều so với mức thông thường.

Stephen Jen, Giám đốc điều hành quỹ phòng ngừa rủi ro Eurizon SLJ, cho biết trong một ghi chú rằng các nhà xuất khẩu ở Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc đang cùng nhau nắm giữ hàng nghìn tỷ USD ở nước ngoài có thể được hồi hương, điều này sẽ gây ra một “làn sóng” tăng giá của các đồng tiền địa phương.

“Chúng tôi vẫn đang chờ đợi thêm các yếu tố kích hoạt, nhưng chúng tôi nhìn thấy đợt bán tháo mạnh [USD so với TWD] trong tuần này. Chúng tôi dự đoán có khả năng sẽ có những đợt giảm giá đột ngột khác của [USD so với các đồng tiền châu Á],” ông viết.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư tin rằng điều này khó xảy ra miễn là thặng dư thương mại vẫn đang tạo ra USD cần được tái luân chuyển vào thị trường.

Một thủ quỹ tại một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn của Đài Loan cho biết họ tin rằng ngân hàng trung ương đã cho phép đồng tiền tăng giá như một phần của cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Đài Loan. Các quan chức Đài Loan đã nhấn mạnh rằng Mỹ không yêu cầu một biến động tiền tệ như vậy.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phòng ngừa rủi ro... nhưng sẽ không bán tài sản USD của chúng tôi," vị thủ quỹ nói.

Bộ Tài chính Mỹ đã định nghĩa “kẻ thao túng tiền tệ” là một quốc gia chi hơn 2% GDP của mình cho can thiệp trong khoảng thời gian 12 tháng, ngoài thặng dư thương mại lớn. Điều này, theo các nhà phân tích, có nghĩa là ngân hàng trung ương Đài Loan có thể mua tới 16 tỷ USD để làm suy yếu đồng tiền nếu cần thiết mà vẫn tránh bị Mỹ "chụp mũ".

Tại Hồng Kông, nơi duy trì hệ thống tỷ giá hối đoái liên kết — một biên độ giao dịch từ 7.75 HKD đến 7.85 HKD đổi 1 USD — các hợp đồng kỳ hạn cho thấy một số nhà giao dịch đang đặt cược HKD sẽ tăng giá ra khỏi biên độ lần đầu tiên kể từ năm 2020.

Chính quyền tiền tệ Hồng Kông đã can thiệp để mua gần 17 tỷ USD kể từ tháng 5 để ngăn chặn đà tăng giá của HKD, theo dữ liệu của HKMA. Phần lớn đà tăng giá của đồng tiền này được thúc đẩy bởi dòng vốn lớn đổ vào, một phần từ các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục, vào thị trường vốn địa phương để mua các cổ phiếu niêm yết như của nhà sản xuất pin CATL.

Đồng Won Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất trong sáu tháng vào thứ Tư là 1,387.95 đổi 1 USD trong bối cảnh lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ dẫn đến việc hạ thấp mức thuế quan.

Rhee Chang-yong, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, cảnh báo rằng biến động ở các đồng tiền châu Á sẽ tiếp tục miễn là sự bất ổn về thương mại toàn cầu còn kéo dài.

“Các đồng tiền châu Á đã tăng giá gần đây do kỳ vọng về một loại thỏa thuận nào đó trong các cuộc đàm phán Mỹ-Trung. Nhưng không ai biết điều gì đang xảy ra trong các cuộc đàm phán," ông nói với các phóng viên vào thứ Hai. “Do đó, biến động sẽ tiếp tục.”

FT

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vương Quốc Anh đi đầu làm gương - Có vẻ đàm phán cũng không "ăn thua"
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vương Quốc Anh đi đầu làm gương - Có vẻ đàm phán cũng không "ăn thua"

Chiều hôm qua, Donald Trump cuối cùng đã giới thiệu thỏa thuận thương mại đầu tiên của mình với Vương quốc Anh tại Phòng Bầu dục. Tuy nhiên, bất chấp mọi sự phô trương, phải thừa nhận rằng nội dung vẫn khá mỏng. Đã có nhiều lời bàn tán về những cơ hội tuyệt vời mà thỏa thuận này mang lại cho cả hai quốc gia.
JPY giữ xu hướng tăng, USD đang rút lui; tâm điểm chú ý là các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

JPY giữ xu hướng tăng, USD đang rút lui; tâm điểm chú ý là các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Đồng Yên Nhật thu hút một số người mua trong ngày vào thứ Sáu, mặc dù khả năng tăng giá có vẻ hạn chế. Các dữ liệu vĩ mô Nhật Bản trái chiều củng cố khả năng BoJ tăng rates thêm nữa và hỗ trợ JPY. Việc Fed giữ chính sách hawkish hỗ trợ phe bò USD và USD/JPY trong bối cảnh lạc quan về thương mại.
GBP đi ngang khi nhà đầu tư chờ đợi cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP đi ngang khi nhà đầu tư chờ đợi cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung

GBP đi ngang quanh mức 1.3250 vào thứ Sáu khi nhà đầu tư đứng ngoài chờ đợi cuộc họp Mỹ-Trung cuối tuần. Nhà đầu tư đã hoan nghênh thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh được công bố vào thứ Năm. BoE đã cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) xuống 4.25%, trong khi Fed giữ nguyên lãi suất trong biên độ 4.25%-4.50% tuần này.
Trung Quốc: Dữ liệu lương thị trường việc làm ngừng cập nhật, tình hình càng thêm khó khăn dưới áp lực thuế quan Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc: Dữ liệu lương thị trường việc làm ngừng cập nhật, tình hình càng thêm khó khăn dưới áp lực thuế quan Mỹ

Một trong những nền tảng tuyển dụng lớn nhất Trung Quốc đã ngừng cung cấp thông tin về mức lương trong suốt ít nhất một thập kỷ qua, khiến việc đánh giá tình hình thị trường lao động lớn nhất thế giới trở nên khó khăn hơn. Điều này xảy ra trong bối cảnh thị trường lao động của Trung Quốc đang đối mặt với sức ép từ các thuế quan của Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ