Bước ngoặt thầm lặng trong chính sách đối với Ukraine của chính quyền Trump

Bước ngoặt thầm lặng trong chính sách đối với Ukraine của chính quyền Trump

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

15:49 14/05/2025

Washington đang chứng kiến một bước ngoặt đáng chú ý trong lập trường đối ngoại của chính quyền Trump đối với cuộc chiến tại Ukraine – và lần này, sự kiên nhẫn không còn dành cho Moscow.

Tại một diễn đàn chính sách đối ngoại tuần trước ở thủ đô nước Mỹ, Phó Tổng thống JD Vance – một nhân vật trung thành với học thuyết "Nước Mỹ trên hết" – khiến nhiều nhà ngoại giao ngạc nhiên khi thẳng thắn nhận định: các đề xuất hòa bình mà Nga đưa ra là “quá mức” và không thể chấp nhận.

Phát ngôn đó đánh dấu sự thay đổi rõ rệt so với hình ảnh Vance từng nổi bật hồi tháng 2, khi ông gay gắt công kích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Phòng Bầu dục, cáo buộc Kyiv không thể hiện đủ lòng biết ơn với hàng tỷ USD viện trợ từ Mỹ. Diễn biến khi ấy từng được giới quan sát coi là dấu hiệu cho sự rạn nứt nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Ukraine dưới thời Trump. Nhưng giờ đây, giọng điệu tại Nhà Trắng đã thay đổi – và đối tượng bị chỉ trích lại là Vladimir Putin.

Theo các quan chức ngoại giao phương Tây, sự kiên nhẫn mà đội ngũ Trump từng dành cho Kremlin đang cạn kiệt. Wolfgang Ischinger – cựu Đại sứ Đức tại Mỹ, người đối thoại trực tiếp với Vance tại diễn đàn – bình luận: “Ban đầu, người Mỹ tin rằng chỉ cần lấy lòng Nga, gây áp lực lên Zelenskyy thì sẽ có thỏa thuận hòa bình. Nhưng thực tế cho thấy: lấy lòng Nga là chưa đủ.”

Tình hình trở nên cấp bách hơn khi một vòng đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine được lên lịch tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, theo gợi ý từ chính ông Putin. Dù chưa rõ nhà lãnh đạo Nga có trực tiếp tham gia hay không, sự hiện diện của các quan chức cấp cao Mỹ như Ngoại trưởng Marco Rubio và hai đặc phái viên của Trump – Steve Witkoff và Keith Kellogg – là minh chứng cho sự can dự sâu hơn của Washington.

Song, bất chấp các nỗ lực ngoại giao, mục tiêu lớn nhất mà Trump mong muốn – một lệnh ngừng bắn mở đường cho tiến trình đàm phán – vẫn chưa thành hiện thực. Ông Putin tiếp tục từ chối kêu gọi ngừng bắn từ phương Tây, dù phải đối mặt với nguy cơ bị áp đặt thêm các gói trừng phạt nặng nề, đặc biệt từ Mỹ.

Thái độ cứng rắn của Moscow đang khiến Trump thất vọng. “Ngôn ngữ của ông ấy dạo gần đây thể hiện rõ sự bất mãn,” nhận định của Michael McFaul, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga. “Ông ấy có thể đang dần nhận ra rằng đã nhượng bộ quá nhiều mà không nhận được gì.”

Đáng chú ý, một trong các đề xuất do Washington chủ động đưa ra hồi tháng trước – với mục tiêu phá băng đàm phán – bao gồm cả việc sẵn sàng công nhận quyền kiểm soát của Nga tại Crimea. Động thái này vấp phải phản ứng giận dữ từ Kyiv và Brussels, nhưng rốt cuộc vẫn bị Moscow phớt lờ.

Thất vọng leo thang đã dẫn tới một loạt phản ứng cứng rắn hơn từ ông Trump. Cuối tháng 4, sau khi Nga bắn loạt tên lửa vào khu dân cư Ukraine, Trump tuyên bố trên mạng xã hội rằng ông cảm thấy Kremlin “đang chơi trò kéo dài thời gian” và cảnh báo sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính thứ cấp – trong đó bao gồm cả cấm vận hệ thống ngân hàng Nga.

“Trump đang đi đến kết luận rằng Putin không còn là người bạn của nước Mỹ,” theo Bill Taylor – cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine. “Giờ đây, ông ấy nhìn thấy rõ Putin không đáng tin và không thực sự muốn đàm phán.”

Trong khi đó, Ukraine – từng là tâm điểm chỉ trích từ chính Trump – lại đang nỗ lực củng cố quan hệ với Washington. Tổng thống Zelenskyy gần đây chủ động thể hiện thiện chí, chấp thuận đề xuất đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi được Trump hối thúc. Đáng kể hơn, một thỏa thuận đầu tư quan trọng đã được ký kết hồi tháng 4 giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine Yulia Svyrydenko, mở ra cánh cửa cho dòng vốn Mỹ đầu tư vào các khoáng sản chiến lược tại Ukraine – bao gồm lithium, niken và đất hiếm.

Với thỏa thuận này, giới chức Ukraine tin rằng họ đã tạo ra “cổ phần lợi ích” khiến Trump không thể dễ dàng quay lưng. Một quan chức Kyiv bình luận: “Giờ thì ông ấy đã có lợi ích gắn với Ukraine rồi.”

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngờ liệu Trump có thực sự chuyển hướng ủng hộ Kyiv, hay chỉ đang tận dụng áp lực lên Putin để mặc cả trên bàn cờ địa chính trị. Khi hầu hết các lãnh đạo phương Tây lên tiếng phản đối đề xuất đàm phán trực tiếp của Nga, yêu cầu một lệnh ngừng bắn trước tiên, thì Trump lại ca ngợi đây là “một ngày tiềm năng tuyệt vời cho Nga và Ukraine”.

“Trump rõ ràng nhận ra Putin không chơi đúng luật,” theo Eric Green – cựu cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. “Nhưng tôi chưa thấy ông ấy sẵn sàng gây áp lực thật sự lên Moscow.”

Ischinger thì hoan nghênh sự thay đổi quan điểm của Vance, cho rằng điều này giúp Mỹ và châu Âu “xích lại gần nhau hơn” về lập trường trong cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng Mỹ vẫn chưa tiến đến bước “logic tiếp theo”: chủ động gia tăng sức ép lên Nga.

Trong Quốc hội Mỹ, nhiều chính trị gia đã đi trước một bước. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham – đồng minh thân cận của Trump – đang thúc đẩy một dự luật trừng phạt Nga được hỗ trợ bởi 72 thượng nghị sĩ, cho thấy sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm có. Dự luật bao gồm cả mức thuế 500% đánh vào hàng nhập khẩu từ các quốc gia vẫn mua dầu khí Nga, nếu Putin không bắt đầu đàm phán nghiêm túc.

“Các lệnh trừng phạt này phản ánh rõ quan điểm của Thượng viện: Nga là kẻ gây rối chính,” Graham nhấn mạnh. “Putin sẽ phạm sai lầm lớn nếu nghĩ rằng có thể lợi dụng mối quan hệ với Trump.”

Ở chiều ngược lại, giới phân tích nhận định Putin đang đánh cược vào việc Trump sẽ sớm chán nản. “Ông ta chơi ván cờ dài, đặt cược rằng người Mỹ sẽ mất kiên nhẫn và rút viện trợ quân sự,” McFaul nhận định. “Khi đó, quân đội Ukraine sẽ suy yếu, và Nga có thể lấy lại lợi thế.”

Tuy nhiên, niềm tin vào khả năng Trump từ bỏ Ukraine đang dần mờ nhạt. Theo Thomas Graham – cựu cố vấn cao cấp về Nga tại Hội đồng An ninh Quốc gia – Trump khó có thể thực hiện mục tiêu thiết lập lại quan hệ với Nga nếu chưa giải quyết ổn thỏa vấn đề Ukraine.

“Có quá nhiều lợi ích chiến lược bị ràng buộc,” ông nói. “Trump có thể vẫn sẽ rút, nhưng nếu làm thế lúc này, hành động đó sẽ chẳng khác nào thừa nhận thất bại.”

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Việc Foxconn triệu hồi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ cho thấy Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát nhân tài công nghệ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Trong khi các công ty phương Tây chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, cuộc cạnh tranh toàn cầu giờ đây không chỉ là về hàng hóa, mà còn là về con người và trí tuệ.
Lãi suất có thực sự quá cao?

Lãi suất có thực sự quá cao?

Nhiều người tin là có, và ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nên sớm hạ lãi suất. Nhưng họ có đúng không? Liệu ngân hàng trung ương có nên can thiệp, giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ? Câu trả lời trung thực là: không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, lãi suất hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, và chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự bị siết chặt.
Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Phố Wall kết thúc tuần lễ ngắn với kỷ lục mới trên S&P và Nasdaq, dù kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đang nguội dần sau báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến. Thị trường vẫn lạc quan khi tăng trưởng ở mức "vừa đủ" để duy trì kỳ vọng mà không gây hoảng loạn, trong khi thanh khoản tiếp tục nâng đỡ đà tăng bất chấp rủi ro vĩ mô tiềm ẩn.
Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Quỹ phòng hộ khởi sắc trong tháng 6 giữa làn sóng tăng giá cổ phiếu và sự phân hóa chiến lược

Quỹ phòng hộ khởi sắc trong tháng 6 giữa làn sóng tăng giá cổ phiếu và sự phân hóa chiến lược

Lợi nhuận các quỹ phòng hộ tăng mạnh trong tháng 6 khi thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, giúp nhiều chiến lược đầu tư truyền thống và đa dạng hóa ghi nhận kết quả tích cực. Tuy nhiên, các quỹ giao dịch theo hệ thống lần đầu sụt giảm sau 8 tháng, do thua lỗ từ cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu và áp lực từ các vị thế bán khống chật chội.
Đóng cửa phiên Mỹ: Thị trường “mừng rỡ” trước dữ liệu lao động yếu - Cắt giảm lãi suất đang đến gần?

Đóng cửa phiên Mỹ: Thị trường “mừng rỡ” trước dữ liệu lao động yếu - Cắt giảm lãi suất đang đến gần?

Tất cả sự chú ý giờ đây đổ dồn vào báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP). Chỉ số S&P hôm nay lập đỉnh mới, phản ứng đúng với mô-típ quen thuộc: "tin xấu là tin tốt". Báo cáo việc làm tư nhân từ ADP yếu kém đến mức không thể chối cãi, kéo Chỉ số Bất ngờ Kinh tế Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Nhưng thị trường dường như không hề nao núng—ngược lại, tâm lý kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách đã thúc đẩy đà tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ