Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết sẽ có biện pháp thích hợp nếu tỷ giá hối đoái biến động quá mức

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết sẽ có biện pháp thích hợp nếu tỷ giá hối đoái biến động quá mức

10:14 18/10/2022

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Ba cho biết các nhà chức trách sẽ có hành động thích hợp nếu thị trường ngoại hối biến động quá mức do hoạt động đầu cơ

Ông Suzuki từ chối bình luận khi được hỏi liệu các nhà chức trách có đang bí mật can thiệp để hỗ trợ JPY hay không.

Ông nói: “Chúng tôi không thể ngồi yên nhìn thị trường ngoại hối bị chi phối quá mức bởi các nhà đầu cơ. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các biến động trên thị trường tiền tệ."

Ông Suzuki sau đó đã nói với quốc hội rằng chính phủ sẵn sàng có hành động "dứt khoát" chống lại việc đầu cơ khiến JPY mất giá quá mức. Khi được một nhà lập pháp hỏi ý của ông về hành động dứt khoát, Suzuki nói: "Chúng tôi đã can thiệp vào thị trường ngoại hối tháng trước."

Cũng tại phiên họp quốc hội, Thủ tướng Fumio Kishida cũng cho biết biến động thị trường ngoại hối do đầu cơ gây ra là chưa chắn chắn.

Ông Kishida không đồng ý quan điểm của thị trường rằng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của BoJ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy yếu mạnh mẽ của JPY, cho biết tỷ giá hối đoái thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ do chênh lệch lãi suất Mỹ - Nhật.

Ông cho biết: “BoJ quyết định chính sách tiền tệ không chỉ dựa trên sự biến động của thị trường ngoại hối mà trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như diễn biến kinh tế và giá cả cũng như tác động đến các công ty vừa và nhỏ”.

Nhật Bản đã bỏ ra 18.81 tỷ USD để can thiệp mua JPY nhằm nâng giá JPY lần đầu tiên kể từ năm 1998.

Vẫn còn suy đoán rằng các nhà chức trách có thể đã can thiệp vào thị trường ngoại hối mà không thông báo, Suzuki đã từ chối bình luận về điều đó.

"Nói chung, có những lúc chúng tôi can thiệp bằng cách đưa ra thông báo và có khi chúng tôi không làm như vậy", Suzuki nói và từ chối bình luận thêm.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mỹ - Anh đạt thỏa thuận thương mại đầu tiên trong cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ - Anh đạt thỏa thuận thương mại đầu tiên trong cuộc chiến thuế quan

Anh đạt được thỏa thuận thương mại đầu tiên với Mỹ kể từ khi Trump khơi mào chiến tranh thương mại, giúp tránh được mức thuế bổ sung 25% cho ô tô và kim loại. Tuy nhiên, thỏa thuận vẫn còn hạn chế, chưa đảo ngược mức thuế 10% đồng loạt và có thể vi phạm quy định của WTO.
Trump đề xuất tăng thuế người giàu để tài trợ giảm thuế cho tầng lớp trung lưu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump đề xuất tăng thuế người giàu để tài trợ giảm thuế cho tầng lớp trung lưu

Donald Trump đang cân nhắc tăng thuế suất lên 39.6% đối với những người có thu nhập trên 2.5 triệu USD/năm nhằm chi trả cho các kế hoạch giảm thuế quy mô lớn cho tầng lớp trung lưu. Đề xuất này đánh dấu sự rời xa chính sách thuế truyền thống của Đảng Cộng hòa và vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm bảo thủ. Trump cũng xem xét loại bỏ ưu đãi thuế với quỹ đầu tư và điều chỉnh trần khấu trừ thuế địa phương.
Vị thế đặc biệt của Mỹ: Thực tế hay ảo ảnh tùy góc nhìn đầu tư
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vị thế đặc biệt của Mỹ: Thực tế hay ảo ảnh tùy góc nhìn đầu tư

Warren Buffett, với di sản xây dựng trên nguyên tắc không bao giờ đặt cược chống lại Hoa Kỳ, đang gián tiếp đặt vấn đề về tính bền vững của kỷ nguyên thống trị này. Quyết định công bố kế hoạch rút lui vào cuối tuần qua diễn ra trong bối cảnh tập đoàn Berkshire Hathaway của ông giảm thiểu tập trung vào thị trường nội địa Mỹ xuống mức thấp nhất trong lịch sử, với trên 50% danh mục đầu tư được phân bổ vào tiền mặt và tỷ trọng tài sản ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ đạt đỉnh lịch sử.
Thuế quan của Trump: Vũ khí hai mặt đe dọa tiêu diệt chính xuất khẩu Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan của Trump: Vũ khí hai mặt đe dọa tiêu diệt chính xuất khẩu Mỹ

Giới nghiên cứu kinh tế học thường phải đối mặt với những chỉ trích về việc phát triển các mô hình phức tạp và phương pháp thống kê tinh vi chỉ để chứng minh những điều mà công chúng đã nhận thức từ lâu. Tuy nhiên, ở chiều sâu bản chất, kinh tế học sở hữu những công cụ phân tích độc đáo, có khả năng chỉ ra rằng các cơ chế kinh tế có thể vận hành theo những quỹ đạo hoàn toàn ngược với trực giác thông thường và đầy tính nghịch lý - những tri thức nền tảng mà nếu thiếu vắng, các nhà hoạch định chính sách có nguy cơ theo đuổi các giải pháp dẫn đến kết quả hoàn toàn trái ngược với mục tiêu ban đầu. Trong số các phân ngành kinh tế học, lý thuyết thương mại quốc tế nổi bật với sự phong phú đặc biệt về những phát hiện mang tính đột phá này.
Điều gì khiến cả đồng minh và đối thủ đều "đứng ngồi không yên" khi Mỹ - Anh chính thức đạt được thoả thuận thuế nhập khẩu?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Điều gì khiến cả đồng minh và đối thủ đều "đứng ngồi không yên" khi Mỹ - Anh chính thức đạt được thoả thuận thuế nhập khẩu?

Trong lịch sử ngoại giao, hiếm có mối quan hệ nào khơi gợi những cảm xúc chân thành và sâu lắng từ các nhà hoạch định chính sách Anh Quốc như liên minh chiến lược với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, diễn biến đáng chú ý đã xuất hiện vào ngày 8/5, khi những tình cảm nồng hậu này được đáp lại từ phía đối tác xuyên Đại Tây Dương. Tổng thống Donald Trump đã khẳng định Anh Quốc là "một trong những đồng minh vĩ đại nhất" của Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ sự hài lòng khi quốc gia này trở thành nước đầu tiên được ký kết thỏa thuận thương mại sau chính sách thuế quan "Ngày Giải phóng".
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ