Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Mỹ và Trung Quốc đạt tiến bộ đáng kể trong đàm phán thương mại

Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Mỹ và Trung Quốc đều báo cáo “tiến bộ đáng kể” sau hai ngày đàm phán tại Thụy Sĩ nhằm giảm leo thang chiến tranh thương mại, đánh dấu điều mà Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong gọi là “bước đi quan trọng đầu tiên” hướng tới giải quyết khác biệt.

Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Lý Thành Cương cho biết: “Như chúng tôi thường nói ở Trung Quốc, nếu món ăn ngon thì thời điểm không quan trọng. Bất cứ khi nào thoả thuận được công bố, đó sẽ là tin tốt cho thế giới.”
Các nhà đàm phán đã tìm cách truyền đạt một giọng điệu tích cực, trong đó ông Hà Lập Phong khen ngợi sự chuyên nghiệp của phía Mỹ và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer gợi ý rằng các cuộc đụng độ thương mại giữa hai bên có thể đã bị đánh giá quá cao.
“Điều quan trọng là hiểu chúng tôi đã đạt được thỏa thuận nhanh như thế nào, điều này phản ánh rằng có lẽ sự khác biệt không lớn như người ta nghĩ,” Greer nói. “Tuy nhiên, có rất nhiều công tác chuẩn bị đã diễn ra trong hai ngày này.”
Khi tuần giao dịch bắt đầu ở châu Á, đồng USD đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền lớn khác, bao gồm đồng euro, yên và franc Thụy Sĩ. AUD, được xem là thước đo tâm lý đối với Trung Quốc, đã tăng nhẹ cùng với đồng nhân dân tệ hải ngoại (CNH) của Trung Quốc.
“Mặc dù chúng tôi vẫn hoài nghi rằng sẽ khó có nhiều thoả thuận quan trọng có thể được thống nhất chỉ sau hai ngày đàm phán, rõ ràng là cả hai bên đều đang tìm cách giảm leo thang tình hình,” Win Thin, trưởng bộ phận chiến lược thị trường toàn cầu tại Brown Brothers Harriman, cho biết.
Các thông báo được đưa ra sau nhiều giờ họp giữa Bessent, Greer và Hà Lập Phong, được tổ chức bởi đại sứ Thụy Sĩ tại Liên Hợp Quốc. Cả ông Bessent và ông Hà Lập Phong đều nói rằng hai bên đã đạt “tiến bộ đáng kể.”
Đoàn Trung Quốc cũng bao gồm Thứ trưởng Tài chính Liao Min, một nhà đàm phán kỳ cựu từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đầu tiên.
Phá vỡ thế bế tắc trong đàm phán và thiết lập kênh đối thoại giúp mở đường cho cuộc gọi đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo hai nước kể từ khi Donald Trump trở lại nắm quyền. Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng ông có thể nói chuyện với ông Tập Cận Bình sau các cuộc họp.
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt đến đỉnh điểm mới sau khi Trump liên tục tăng thuế quan đối với Bắc Kinh lên 145%. Các khoản thuế này nhằm giải quyết vai trò của Trung Quốc trong buôn bán fentanyl, thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ, và đáp trả các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh áp đặt sau đòn tấn công đầu tiên của Trump. Đáp lại, Trung Quốc đã tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ lên 125%.
Cuộc chiến thuế quan đối ứng đã dẫn đến thế bế tắc khi cả hai bên đều không muốn nhượng bộ và không có lối thoát. Cuối cùng, cả hai bên đều thừa nhận cần thiết phải giảm căng thẳng và thuế quan, đồng thời thông báo các cuộc đàm phán công khai.
Trước cuối tuần, Mỹ muốn đảm bảo Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với đất hiếm dùng để sản xuất nam châm khi một biên độ ngành công nghiệp đối mặt với gián đoạn, theo những người quen thuộc với việc chuẩn bị. Những người này cho biết, Mỹ đang nhắm mục tiêu đưa thuế quan xuống dưới 60% như bước đi đầu tiên và muốn thảo luận các cách thức mà Bắc Kinh có thể giảm xuất khẩu các nguyên liệu dùng để sản xuất fentanyl.
Lo ngại về xuất khẩu có thể đã góp phần tạo nên sự cấp bách cho các cuộc họp, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 21% vào tháng trước. Trump đã nhận được lời cầu xin từ các công ty ngành bán lẻ, những công ty này nói rằng nếu Mỹ tiếp tục duy trì thuế quan cao, họ sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt và cú sốc chuỗi cung ứng ở mức độ đại dịch.
Trung Quốc bước vào đàm phán với vị thế "cửa trên" bởi vì, không giống Trump, họ không đối mặt với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2026, theo Dexter Roberts, học giả cao cấp không thường trú tại Atlantic Council Global China Hub.
Trung Quốc đã tìm cách củng cố nền kinh tế quốc gia trước cuộc đàm phán, tung ra hàng loạt đợt cắt giảm lãi suất và bơm thêm tiền vào các ngân hàng. Nhưng dữ liệu cho thấy những dấu hiệu yếu kém vẫn còn ở phía trước. Giảm phát tiêu dùng của Trung Quốc kéo dài tháng thứ ba vào tháng Tư khi cuộc chiến thương mại làm trầm trọng thêm áp lực giảm giá từ nhu cầu nội địa yếu.
Đoàn Mỹ bước vào ngày đàm phán đầu tiên có phần bị giới hạn bởi sếp của họ. Trump đã đăng trên Truth Social trước khi cuộc họp bắt đầu: “Thuế quan 80% đối với Trung Quốc có vẻ đúng!” Ông nói thêm rằng điều đó “phụ thuộc vào” Bộ trưởng Tài chính của ông, mà không giải thích thêm.
Mỹ và Trung Quốc đã có một thỏa thuận thương mại được ký kết vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Trump vào tháng 1 năm 2020. Tại thời điểm đó, tổng thống gọi đây là “lịch sử” và nói rằng nó đang “sửa chữa những sai lầm trong quá khứ.”
Bloomberg