Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá

Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:40 26/03/2025

Khi sự hỗn loạn chính trị gia tăng, vàng trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hấp dẫn. Giá vàng đã bứt phá mạnh mẽ kể từ khi Trump gần như chắc chắn tái đắc cử, phản ánh nỗi lo ngại về tương lai kinh tế và địa chính trị. Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, liệu vàng có phải là lựa chọn khôn ngoan, hay chỉ là một ván cược đầy cảm tính?

Ban đầu, giới đầu tư kỳ vọng Donald Trump sẽ có động thái hỗ trợ nếu thị trường chứng khoán suy yếu. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc bầu cử, S&P 500 đã giảm 6%, làm lung lay niềm tin này. Một số người vẫn cho rằng chỉ khi thị trường lao dốc mạnh hơn, Trump mới ra tay can thiệp. Nhưng thực tế cho thấy, đặt cược vào sự bảo trợ từ Nhà Trắng có thể không phải là chiến lược khôn ngoan.

Nhiều chuyên gia từng cố gắng lý giải những hành động khó đoán của Donald Trump bằng lăng kính chính trị truyền thống, tin rằng dù bốc đồng, ông vẫn sẽ hành động theo chiến lược hợp lý và điều chỉnh khi cần thiết. Họ hy vọng tính thực dụng sẽ kiềm chế những cơn bộc phát hỗn loạn từ Nhà Trắng. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Một nhóm nhà phân tích khác, bi quan hơn, lại nhìn nhận Trump theo cách đơn giản hơn: ông là một yếu tố nguy hiểm, sẵn sàng hành động mà không cần bất kỳ logic chính trị nào. Và cho đến nay, họ mới là những người đúng.

Trump đã đe dọa chủ quyền của Canada và Đan Mạch, leo thang chiến tranh thương mại. Và đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Giá vàng đã tăng 10% kể từ khi Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Kể từ khi Joe Biden rút khỏi cuộc đua tổng thống, khiến chiến thắng của Trump trở nên gần như chắc chắn, giá vàng đã tăng thêm 25%. Kim loại quý này đã vượt mốc 3,000 USD/ounce cách đây vài ngày.

Những người yêu thích vàng tin rằng kim loại quý này có giá trị bền vững vì đã được con người trân trọng suốt hàng nghìn năm. Họ thường hoài nghi về tiền pháp định, cho rằng tiền do ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại tạo ra có thể bị mất giá theo thời gian. Một số người xem vàng như một hàng rào chống lạm phát, dù quan điểm này vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhưng sâu xa hơn, niềm tin vào vàng bắt nguồn từ một nỗi lo lớn hơn: thế giới có thể rơi vào hỗn loạn. Trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, họ tin rằng vàng vẫn giữ nguyên giá trị, trong khi tiền giấy có thể trở nên vô nghĩa.

Tuy nhiên, vàng thực sự có một điểm yếu lớn: nó không tạo ra dòng tiền. Không như cổ phiếu có cổ tức hay trái phiếulợi suất, vàng không sinh lợi mà thậm chí còn tốn kém do chi phí lưu trữ. Với những nhà đầu tư đặt lợi nhuận lên hàng đầu, nắm giữ vàng chẳng khác nào khóa vốn vào một tài sản tĩnh, chỉ có giá trị khi mọi thứ sụp đổ.

Trong quá khứ, vàng từng bị xem là một tài sản lỗi thời khi các ngân hàng trung ương giảm dự trữ trong giai đoạn kinh tế và chính trị ổn định. Tuy nhiên, thế giới đang bước vào một thời kỳ bất định hơn bao giờ hết. Những rủi ro tưởng chừng xa vời, như khủng hoảng nợ công ở Mỹ hay nguy cơ bất ổn chính trị nghiêm trọng, nay đã trở thành mối lo thực tế. Trước bối cảnh đó, vàng đang lấy lại vị thế như một tài sản phòng thủ, thu hút sự quan tâm của cả những nhà đầu tư từng hoài nghi về giá trị của nó.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, các ngân hàng trung ương đã tích lũy vàng trở lại. “Ngân hàng trung ương đã trở thành một lực lượng hỗ trợ quan trọng cho thị trường,” theo Adrian Ash từ BullionVault, công ty phục vụ nhà đầu tư vàng cá nhân.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đang quay lại coi vàng là tài sản dự trữ giúp củng cố niềm tin kinh tế trong khủng hoảng. Điều này góp phần lý giải mức tăng giá 90% của vàng kể từ khi đại dịch Covid bắt đầu bùng phát mạnh. Vàng cũng khó bị kẻ thù tịch thu hơn so với dự trữ ngoại tệ gửi hoặc giao dịch ở nước ngoài.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.