Bảng Anh tỏ ra khá "cứng" khi chạm trán cản quan trọng trước thềm dữ liệu NFP. Sẽ là cú hích hay lại là cú lừa như DXY của 30/04 đây?

Bảng Anh tỏ ra khá "cứng" khi chạm trán cản quan trọng trước thềm dữ liệu NFP. Sẽ là cú hích hay lại là cú lừa như DXY của 30/04 đây?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

15:35 03/05/2024

GBP/USD tiếp đà tăng, hiện đang giao dịch quanh 1.2550. Sức mạnh của cặp tiền xuất phát từ dự đoán của thị trường tài chính rằng BoE sẽ giảm lãi suất từ cuộc họp tháng 9, tương đồng với kỳ vọng về động thái tương tự của Fed.

Trước đó, các nhà đầu tư còn phân vân về thời điểm giảm lãi suất, liệu là tháng 6 hay tháng 8. Suy đoán về việc BoE chuyển hướng sang giảm lãi suất đã bị hoãn lại do lo ngại về mức tăng trưởng lương mạnh ở Vương quốc Anh, yếu tố thúc đẩy chỉ số CPI lõi - thước đo lạm phát ưa thích của các NHTW. Thống đốc BoE, Andrew Bailey bày tỏ niềm tin rằng lạm phát sẽ đi đúng hướng về mức mục tiêu là 2%.

Cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của BoE sẽ rơi vào ngày 09/05. Thị trường dự đoán NHTW này sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%. Nhà đầu tư sẽ muốn biết rằng liệu Thống đốc Andrew Bailey có lặp lại tuyên bố về tính hợp lý của việc giảm lãi suất hai đến ba lần trong năm nay, như đã nêu trong cuộc họp chính sách tháng 3 hay không.

Tin vắn thị trường

  • GBP/USD tiếp tục phục hồi lên 1.2550 bất chấp những bất ổn trước thềm dữ liệu việc làm NFP và PMI dịch vụ của Mỹ.
  • Thị trường chứng khoán Mỹ tích cực (S&P 500 tăng 0.9%) cho thấy tâm lý risk-on của nhà đầu tư.
  • Dữ liệu NFP của Mỹ dự kiến giảm xuống 238,000 trong tháng 4 (so với 303,000 trước đó).
  • Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giữ nguyên ở mức 3.8%.
  • Dữ liệu thu nhập trung bình theo giờ được theo dõi chặt chẽ để dự báo lạm phát.
  • Thị trường lao động mạnh mẽ và tăng trưởng lương cao có thể khiến Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất nhưng lại sẽ thúc đẩy kỳ vọng cắt giảm (dự kiến vào tháng 9).
  • Chỉ số PMI dịch vụ ISM dự kiến tăng lên 52.0 từ 51.4 của tháng 3.
  • USD suy yếu (DXY quanh 105.20) hỗ trợ đà tăng của GBP/USD do dữ liệu năng suất lao động đáng thất vọng và lập trường hơi hướng "dovish" của Fed.
  • Fed vẫn có khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay, nhưng tiến độ giảm lạm phát đang chậm lại.
  • Fed giảm tốc độ thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán bằng cách giảm lượng TPCP Mỹ mà họ bán ra mỗi tháng từ 60 tỷ USD xuống 25 tỷ USD mỗi tháng bắt đầu từ tháng 6.

Phân tích kỹ thuật

GBP/USD duy trì đà tăng trên ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.2500. Triển vọng ngắn hạn của cặp tiền này khá tích cực do vẫn đang nằm trên đường EMA 20 tại 1.2520. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn vẫn còn nhiều bất ổn vì chưa có tín hiệu đột phá dứt khoát vượt qua đường EMA 200 gần mức 1.2555.

Cặp tiền này tiếp tục chịu áp lực gần đường viền cổ của mô hình vai đầu vai. Vào ngày 12/04, Cable đã chứng kiến đợt bán tháo mạnh mẽ sau khi phá vỡ đường viền cổ của mô hình được vẽ từ mức đáy ngày 08/12 quanh 1.2500. Bên cạnh đó, chỉ báo RSI dao động trên mức 50 và đang hướng lên mạnh. Nhìn vào đồ thị, chúng ta có cảm giác như GBP/USD đã sẵn sàng để vượt cản vậy. Tuy nhiên, đó là cái hay của thị trường và chúng ta chưa thể chắc được điều gì sẽ xảy đến tiếp theo cả.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump đã tạo cơ hội cho EUR cạnh tranh với đồng USD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump đã tạo cơ hội cho EUR cạnh tranh với đồng USD

Từ lâu, Liên minh châu Âu (EU) đã khao khát EUR có thể cạnh tranh với USD để giành vị thế thống trị toàn cầu, hoặc ít nhất là đạt được chủ quyền tiền tệ ngay tại khối. Giờ đây, việc Washington tự phá hoại dưới thời Donald Trump là một cơ hội vàng để hiện thực hóa giấc mơ đó.
Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ