Bảng Anh sẽ phản ứng như thế nào trước sự suy yếu của USD?
16:52 10/08/2020
GBP/USD không biến động nhiều và hiện đang được giao dịch ở quanh mốc 1.30 vì các dữ liệu vị thế thị trường mới nhất đang chỉ ra rằng tâm lý thị trường vẫn đang tiếp tục bi quan với đồng bạc xanh
GBP/USD ổn định ở mức 1.30813. EUR/GBP giảm 0.34% và đang được giao dịch ở mức 0.89986.
Ông Chris Turner, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối tại ING Bank NV ở London, cho biết: “Thị trường đang theo đuổi quan điểm tiêu cực về đồng USD, dữ liệu vị thế thị trường của CFTC cho thấy thị trường vẫn đang tăng các vị thế bán đồng USD, do đó điều này đã giúp duy trì mức giá của GBP/USD.
Ông Ned Rumpeltin, giám đốc chiến lược tiền tệ của Ngân hàng Toronto-Dominion chi nhánh Châu Âu cho biết: “Thị trường dường như đang sử dụng đợt phục hồi của USD trong phiên giao dịch cuối tuần trước như một cơ hội để tiếp tục bán đồng này”.
GBP đang có những dấu hiệu thể hiện tốt hơn so với USD vì những phát biểu trong cuộc họp chính sách của BoE trong tuần trước về lãi suất âm rằng: “Xin đừng kỳ vọng chúng tôi sắp sử dụng lãi suất âm”.
Cứ trong ba nhà tuyển dụng ở Vương quốc Anh thì có một người có kế hoạch cắt giảm nhân sự trong quý này, làm tăng nguy cơ khủng hoảng thị trường lao động và gây ảnh hưởng xấu tới sự phục hồi kinh tế hậu phong tỏa, một khi các chương trình hỗ trợ từ chính phủ kết thúc.
Tình hình đang đặc biệt nghiêm trọng đối với các công ty tư nhân tại Anh, khi 40% lượng nhân viên dự kiến sẽ bị sa thải trong thời gian tới, theo một cuộc khảo sát 2,000 nhà tuyển dụng của cơ quan nhân sự CIPD và Adecco Group.
Chính phủ Anh đã cảnh báo những du khách người Anh rằng họ sẽ phải đối mặt với sự trì hoãn lâu hơn cho các kế hoạch nghỉ lễ tại châu Âu.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm ít thay đổi ở quanh mức 0.13%.
Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Đồng USD giảm sau khi Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ do lo ngại nợ công chạm mốc 36 nghìn tỷ USD. Căng thẳng thương mại gia tăng và chính sách thuế chưa rõ ràng tiếp tục gây áp lực lên thị trường. Trong khi đó, các đồng tiền trú ẩn như yen và franc Thụy Sĩ tăng giá nhẹ.
Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Theo Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại HSBC Holdings Plc, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc có khả năng ở vị thế dẫn đầu để đạt được thỏa thuận thương mại dài hạn với Mỹ, trong khi Singapore và Úc cũng có thể "bất ngờ bứt phá".
CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh đình chiến thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy vận chuyển hàng hóa và giá cước tăng mạnh. Các hãng tàu và cảng biển hưởng lợi ngắn hạn, nhưng rủi ro dư cung vẫn hiện hữu sau giai đoạn 90 ngày.