3 vấn đề nổi cộm của Bitcoin và Ethereum trong năm 2022

3 vấn đề nổi cộm của Bitcoin và Ethereum trong năm 2022

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:44 28/12/2021

Cuối tuần trước, các hợp đồng tương lai Bitcoin ngắn hạn đều giao dịch trên $50,000, còn hợp đồng tương lai Ether gia dịch trên $4,000. Dù giá đã giảm khá sâu so với đỉnh tháng Mười Một, những người nắm giữ từ đầu năm nay đều đã thu lời đáng kể.

Khoảng một thập kỷ trước, tiền điện tử chỉ là một khái niệm mơ hồ. Sự phát triển của thứ công nghệ tài chính này đã sinh ra cả blockchain. Thị trường tăng gần đây đã được tiếp sức bởi sự mất niềm tin vào tiền định danh, từ cả những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

Hành động giá này đã khiến làn sóng đồ cơ ồ ạt đổ vào thị trường mới phát triển này. Trong khi một số tiếp nhận vì lý do tư tưởng, những người khác lại phải lòng với sự biến động mạnh và xu hướng tăng nhiều năm nay.
Nhiều tín đồ vẫn tin rằng 2022 sẽ là một năm bùng nổ của tiền điện tử. Những người gièm pha thì nghĩ các cơ quan quản lý sẽ mạnh tay, khiến thị trường chao đảo. Nhìn chung, crypto vẫn còn nhiều vấn đề khi ta bước sang năm mới.

Một năm bội thu, nhưng…

Những ai nắm giữ Bitcoin và Ethereum từ đầu năm đều đã thu lời đáng kể, tuy nhiên, có thể thấy ETH là đồng tiền vượt trội hơn.

Bitcoin tăng từ $28,986.74 vào ngày 31/12/2020 lên $50,818 vào ngày 27/12/2021, tức tăng hơn 75% trong 1 năm.

Cùng thời gian đó, ETH tăng từ $738.912 lên $4,060, tức tăng 449%.

Một phần cho việc này đó là giao thức của Ethereum đơn giản và hiệu quả hơn. Trong khi Bitcoin gần như chỉ là một đồng tiền ảo, ETH lại là một giao thức hỗ trợ cho hơn 16,000 đồng tiền khác. Hơn nữa, Ethereum 2.0 sẽ là một đồng tiền xanh hơn rất nhiều, nhờ việc tiêu tốn ít năng lượng khai thác hơn Bitcoin.

Sang tới năm 2022, một số yếu tố sẽ tạo thêm biến động cho thị trường.

1. Vấn đề lưu ký

Năm giữ crypto trong ví điện tử không phải là một vấn đề với các tín đồ, nhưng với cả thị trường lại là một chuyện khác. Những câu chuyện mất hàng triệu USD vì quên mật khẩu, hay lỡ tay vứt ổ cứng không còn lạ lẫm gì.

Cuối năm nay, Jack Dorsey đã từ chức CEO Twitter để tập trung vào dự án Square. Dorsey là một người có tiếng nói trong giới crypto, nói rằng tiền điện tử sẽ đoàn kết cả thế giới.

Ông đã đổi tên Square thành Block, một cái tên đặt theo blockchain, và tập trung phát triển ví crypto điện tử để giải quyết vấn đề lưu ký.

Trong năm 2021, SEC đã chấp thuận quỹ ETF HĐTL Bitcoin, tuy nhiên vẫn chưa bật đèn xanh cho quỹ ETF Bitcoin giao ngay nào. Cải thiện lưu ký sẽ giúp crypto lọt vào mắt xanh của các cơ quan quản lý.

2. Vấn đề an ninh

Vấn đề tin tặc đang rất nóng trong năm 2021. Vụ tin tặc tấn công đường dẫn dầu Colonial Pipeline và công ty đóng gói thực phẩm JBS là hai sự kiện đáng chú ý. Nỗi lo mất tiền do hacker đang cản trở rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng.

Do vậy, an ninh sẽ là một vấn đề lớn trong năm 2022. Một đợt tin tặc tấn công có thể khiến cả thị trường điều chỉnh mạnh.

3. Vấn đề kiểm soát

Lưu ký và bảo mật là những vấn đề quan trọng, nhưng cả hai là vấn đề kỹ thuật. Kiểm soát là vấn đề mang tính tư tưởng. Chính phủ toàn cầu có được quyền lực nhờ quân đội và giật dây phía sau. Họ có thể tăng giảm cung tiền theo ý muốn để đạt được mục tiêu chính trị.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và chủ tịch ECB Christine Lagarde đã cảnh báo về việc lạm dụng tiền ảo. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cũng muốn thắt chặt kiểm soát loại tài sản này, vì sự phát triển của nó có rủi ro hệ thống lên thị trường tài chính toàn cầu. Các chính phủ khác cũng có động thái tương tự, còn Trung Quốc thẳng tay cấm mọi hoạt động liên quan đến crypto.

Thực tế, các cơ quan chính phủ đang lo ngại về việc mất kiểm soát nguồn cung tiền nhiều hơn bất kỳ vấn đề nào khác.

Tiền điện tử là một phương thức giao dịch tự do, lấy giá trị từ tiền tệ của chính phủ và đưa nó đến tay người dùng. Phân chia tư tưởng sẽ là vấn đề lớn nhất với tiền ảo trong năm 2022.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu giảm nhẹ trước áp lực từ dự báo tồn kho dầu thô Mỹ tăng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Giá dầu giảm nhẹ trước áp lực từ dự báo tồn kho dầu thô Mỹ tăng

Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận nhịp điều chỉnh trong phiên giao dịch sáng thứ Tư, khi tâm lý thị trường trở nên thận trọng trước khả năng tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng mạnh, trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ đợi dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố vào tối cùng ngày.
Mỹ cảnh báo toàn cầu: Sử dụng chip AI Huawei có thể vi phạm luật xuất khẩu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ cảnh báo toàn cầu: Sử dụng chip AI Huawei có thể vi phạm luật xuất khẩu

Chính quyền Trump cảnh báo rằng việc sử dụng chip Ascend của Huawei, dù ở bất kỳ đâu, đều có thể vi phạm kiểm soát xuất khẩu do liên quan đến công nghệ Mỹ. Hướng dẫn mới của Bộ Thương mại Mỹ không tạo ra quy định mới mà làm rõ các rủi ro pháp lý đối với các công ty sử dụng chip của Huawei. Động thái này phản ánh lo ngại ngày càng tăng của Washington trước tham vọng AI toàn cầu của Trung Quốc.
Châu Âu trước thách thức từ Mỹ: Lời cảnh tỉnh cho tự cường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu trước thách thức từ Mỹ: Lời cảnh tỉnh cho tự cường

Donald Trump chuyển mục tiêu căng thẳng thương mại sang châu Âu, gọi EU còn "ác hơn cả Trung Quốc". Những lời công kích này là lời cảnh tỉnh buộc EU phải tăng cường tự chủ về công nghệ và quốc phòng. Khi vị thế toàn cầu suy giảm, châu Âu không thể tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ nếu muốn duy trì ảnh hưởng.